Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức

Hội Ái Hữu Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức
  • Home
  • Diễn Đàn ĐHSPKT-TĐ
  • ĐHSPKT-TĐ-Archived
  • Hình ảnh Trường xưa
  • About Us
  • Guest Book
RSS

Recent Posts

  • LỤC BÌNH
  • CÂY NA
  • Ngày Hội Ngộ SPKTTĐ Toronto Canada
  • LẤP LÁNH @ MELBOURNE 2018
  • Những Việc Hơi Xưa Về Vãng Long

Recent Comments

  • LíuLo on Guest Book
  • XLan on Guest Book

Categories

Meta

  • Log in
  • Entries RSS
  • Comments RSS
  • WordPress.org
Oct27

PHÁ TAM GIANG: Giòng Nước Lợ ….

by Toan Nguyen on October 27, 2016 at 3:35 am
Posted In: Uncategorized, Văn Hóa - Nghệ Thuật

PHÁ TAM GIANG: Giòng Nước Lợ …. 

Phạm Khang

[Image: Hinh%201%20%282%29.jpg?m=1477512919]
[Image: Hinh%202%20%282%29.jpg?m=1477512980]
Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của bốn huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế.

[Image: Hinh%203%20%282%29.jpg?m=1477513047]
[Image: Hinh%203a.jpg?m=1477513185]

Phá Tam Giang là một phá lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của cả nước. Phá Tam Giang, một trũng nước lớn nơi có 3 cửa sông hợp lưu trước khi chảy ra biển là Ô Lâu phía Bắc, sông Bồ và sông Hương phía Nam.

Độ sâu của phá này từ 2–4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tôm các loại. Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này.

PHÁ TAM GIANG TRONG VĂN HOÁ VIỆT NAM

Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên ca dao có câu:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…

Giải thích: phá Tam Giang ngày xưa hai bên bờ là những đầm lầy đầy lau lách-nơi có sào huyệt của một nhóm cướp khét tiếng vào thời kỳ bấy giờ-cho nên thương em mà không dám vô cớ là vậy.

Vào thập niên 1970, trong giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh Việt Nam, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc cho một bài thơ của Tô Thùy Yên và đặt tên bài hát là Chiều trên phá Tam Giang. Bài hát có đoạn: “Chiều trên phá Tam Giang, anh chợt nhớ em. Nhớ sao là nhớ…”

[Image: Hinh%203b.jpg?m=1477513247]
Chiều trên phá Tam Giang
Anh sực nhớ em
Nhớ bất tận
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
Rực chiếu bao nhiêu giấc mộng đua đòi
Như những mặt trời con thật dễ thương
Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi
Mỗi sáng trưa chiều tối đêm khuya
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích
Trong nước trời lãng đãng nghìn trùng
Không nghe thấy cả tiếng mình độc thoại
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
Thấy trong lòng đời nở thật lẻ loi
Một cành mai nhị độ
Thấy tình yêu như vận hội tàn đời
Để xé mình khỏi ác mộng
Mà người đàn ông mê tưởng suốt thanh xuân
Ôi tình yêu, bằng chứng huy hoàng của thất bại!

Cái tên “Tam Giang” như gợi mở một vùng sông nước mênh mang lắm. Chẳng biết thuở xa xưa, vùng sóng nước này còn hoang sơ đến đâu mà để phải ghi dấu vào trong ca dao của người dân Huế như huyền thoại về một vùng đất hiểm địa “Thương em anh cũng muốn vô. Ngại Truông Nhà Hồ, ngại phá Tam Giang”. Nếu được một lần du ngoạn bồng bềnh trên sóng nước Tam Giang, khám phá một hệ đầm phá được mệnh danh là kỳ vĩ nhất khu vực Đông Nam Á với những vẻ đẹp quyến rũ, bình yên của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây, hẳn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị đến khó quên trong đời.

Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên Ca dao có câu:

Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…

Trên vùng phá Tam Giang có làng chài Thái Dương Hạ cổ xưa hàng mấy trăm năm. Ngoài ra, còn có Đình làng Thái Dương Hạ là một tổ hợp vừa mang dáng vẻ Đình làng truyền thống Việt, vừa mang nét văn hoá đặc trưng trong trang trí Đền miếu của vùng đất Thừa Thiên- Huế, khá lộng lẫy, uy nghi, thờ Thành hoàng làng là ông Trương Quý Công (hay Thương Thiều), người Đàng Ngoài, đã có công dạy cho dân làng nghề đánh bắt cá và buôn bán ghe mành. Đình cứ 3 năm tổ chức Lễ hội Cầu ngư rất long trọng vào 12.1 âm lịch.

Chiều trên phá Tam Giang là một khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục đã đi vào thơ, nhạc, và rất nhiều bức ảnh phong cảnh. Phá hình như quá đỗi hiền hoà, thơ mộng trữ tình, không mang dữ dội của nơi 3 dòng sông giao nhau, nơi cửa biển có những con sóng lừng đầy hiểm nguy…

MỘT HUYỀN THOẠI VỀ PHÁ TAM GIANG

Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (ÐNNTC) trang 153 chép Phá Tam Giang trước có tên là Hạt Hải có nghĩa là biển cạn, từ nam chí bắc dài 30 dặm, từ đông sang tây rộng chừng 6 dặm. Từ hạ lưu nguồn Ô Lâu – Thọ Lai (hệ thống sông Lương Ðiền) chảy xuống Phá về phía tây nam có 3 cửa sông đổ vào là sông Tả, sông Trung và sông Hữu nên vua Minh Mạng đổi tên gọi là Tam Giang, nước sông sâu rộng, sóng gió bất trắc, thuyền bè dễ gặp nạn.

Trong ca dao xưa ở Thừa Thiên – Huế có câu:

Thương anh, em cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam giang

Trong qua khứ, một số lý giải về ấn tượng “Sợ phá Tam giang” vì cho rằng “nước sông sâu rộng, sóng gió bất trắc, thuyền bè dễ gặp nạn” và đưa vào một số dẫn chứng về bài ca “ Cửa biển Tư Hiền “ với 3 ngọn sóng thần thường đánh đắm thuyền bè. Truyện kể Thái Tông hoàng đế từng đến đây chơi, trông thấy sóng yêu làm hại thuyền, nổi giận sai đem đại bác ra bắn, trúng được 2 ngọn sóng máu phun ra đỏ cả dòng nước, còn một sóng chạy ra biển cả trốn mất; từ đấy thuyền bè đi lại không lo gì nữa, đến nay người ta còn ca tụng (ÐNNTC trang 147)

Phá Tam giang thuộc huyện Quảng Ðiền. Quảng Ðiền là một địa danh có từ cách đây hơn 200 năm, nguyên là đất quận Nhật Nam thời thuộc Hán, sau là châu Lý của Chiêm Thành; thời nhà Trần là quận Trà Kệ thuộc châu Hóa; thời nhà Lê đổi thành huyện Ðan Ðiền thuộc phủ Triệu Phong.

Trong Ô Châu Cận Lục của Dương văn An viết vào đầu nửa thế kỷ XVI (1555) dưới thời Lê – Mạc thì vùng Quảng Ðiền – Phong Ðiền hiện nay nằm trong địa phận 2 huyện Kim Trà và huyện Ðan Ðiền thuộc phủ Triệu Phong.

Dưới thời nhà Nguyễn đổi Ðan Ðiền thành Quảng Ðiền (Ðại Nam Nhất Thống Chí trang 96). Hiện nay huyện Quảng Ðiền thuộc tỉnh Thừa Thiên, địa danh Ðan Ðiền xưa được mang ra đặt tên cho một cây cầu hiện nay ở thị trấn Sịa.

Vùng đất Quảng Ðiền – Phong Ðiền là quê hương của nhiều nhân vật lừng danh trong lịch sử Việt Nam từ cổ tích cho đến nhân vật liệt nữ tăng đạo. Ða số thuộc vào thời các chúa Nguyễn như: Ông Nguyễn quang Tiền giữ chức Quản tiên phong thủy đạo, Ông Nguyễn văn Thành tổng trấn bắc thành thời Gia Long, Nguyễn Ðô, Nguyễn đình Ðức được thờ ở miếu Trung Hưng Công Thần , thượng thư Lương tiến Tường, Ðoàn văn phú, Ðặng văn Thêm, Lê văn Phú đều được thờ ở đền Hiền Lương, Lê phúc Sơn thờ ở đền Trung nghĩa; đặc biệt ông Thân văn Quyền được vua Minh Mệnh phái đi Pháp về sau giữ chức Bố chính tỉnh Ðịnh Tường cũng được thờ ở đó.

Gương liệt nữ có bà Nguyễn thị Xuân…thủ tiết thờ chồng.

Các di tích lịch sử của Quảng Ðiền gắn liền với các hoạt động lễ hội như đình Thủ Lễ gắn với hội vật, các điệu hò như mái nhì, hò ô, hò giã gạo được ưa chuộng trong dân gian; các trò chơi chọi gà, đua thuyền, kéo co, vật võ, bài chòi thường được tổ chức trong các dịp lễ, tết …

Văn hóa ẩm thực đặc biệt như: bánh tráng, tôm chua chợ Sịa, bún bò, cháo cá dìa, trìa phá Tam giang và các món ăn đặc sản chế biến từ cá tôm vùng nước lợ thì không có nơi nào phong phú hơn ở vùng đầm phá Tam giang, ngay cả chim nước như le le, vịt nước hay các loài lưỡng thê cũng vậy.

Khí hậu ở Quảng Ðiền Tam Giang được phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô nóng, oi bức. Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng 9-10 thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa kéo dài. Các tháng 7,8,9,10 thường hay có bão.

Vùng đất mang nét đặc thù chung của nền văn hoá Huế, và cũng là nơi có nền văn hoá Chăm Pa, những di tích mang dấu ấn của một thời lịch sử như Thành Hoá Châu, Phủ Phước Yên, Phủ Bác Vọng. Những người con của Quảng Ðiền đã đi vào những trang sử hào hùng của quê hương đất nước như Ðặng Tất, Ðặng Dung, các nhà chí sĩ như Trần Thúc Nhẫn…

HỆ SINH THÁI ĐỘNG VẬT ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI

Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên – Huế) có diện tích hơn 22.000 ha, giàu tài nguyên động, thực vật và được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực này có tới 230 loài cá, tôm (trong đó có 30 loại tôm, cá có giá trị kinh tế), chiếm 1/3 sản lượng khai thác hàng năm của địa phương.

Do co tinh da dạng cao về sinh cảnh, sự biến động theo mùa và thường xuyên của chế độ thủy lý, thủy hóa, nguồn dinh dưỡng tại chỗ và sông suối tải vào phong phú mà hệ sinh thái động vật đầm phá rất giàu về thành phần loài, đặc biệt là động vật thủy sinh. Trong đó, động vật phù du có mật độ phân bố dao động từ 16.000 (cửa Thuận An, Tư Hiền) đến 67.967 (đầm Cầu Hai) và 73.722 (cửa sông Ô Lâu) ct/m3. Mật độ phân bố động vật đáy biến động theo mùa (mùa khô tăng lên), theo khu vực và đạt giá trị từ 575 (đầm Thủy Tú) đến 1.753 (cửa sông Ô Lâu) và 2.665 (đầm Cầu Hai) ct/m3.

* Khu hệ động vật không xương sống (Invertebrata)

– Ngành giun đốt: Trong ngành giun đốt ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai hầu như chỉ gặp các loài (23 loài) của lớp giun nhiều tơ (Polychaeta): Namalycastis longicirris, Dendronereis arborifera, Nephthys oligobranchia, N. californiensis, N. polybranchia, Neanthes japonica. N. caudata, Ceratonereis mirabilis …
– Ngành nhuyễn thể: Kết quả điều tra cho thấy có 18 loài nhuyễn thể thuộc bộ chân bụng trung (Mesogastropoda), bộ chân rìu mang sợi (Filobranchia) và bộ chân rìu mang tấm (Eulamellibranchia), trong đó thành phần loài ưu trội thuộc về bộ chân rìu mang tấm. Đó là các loài: Terebrallia sulcata, Perna viridis, Meretrix meretrix, Sermyla tonartella, Mactra quadragularis, Sanguinolaria diphos, Anomalocardia producta, Limnoperna siamensis, Corbicula bocourti, C. moreletiana, Cyrenobatissa subsulcata…
– Ngành chân khớp: Trong ngành chân khớp đã phát hiện các loài thuộc bộ râu ngành (Cladocera), bộ chân chèo (Copepoda) của giáp xác phù du (33 loài) và các bộ Amphipoda, Tanaidacea, Isopoda, Decapoda thuộc giáp xác bám đáy (12 loài). Một số loài tiêu biểu của giáp xác phù du và giáp xác bám đáy (giáp xác lớn Malaeostraca) như sau: Vietodiaphtomus hatinhensis, Diaphanosoma sarsii, Moina dubia (Cladocera), Sinocalanus lacvidactylus, Centropages brevifurcus, Mesocyclops leuckarti, Pseudodiaptomus sp., Bosmia longirostris, Harpacticus sp., (Copepoda), Kamaka palmata, Tachaea chinensis, Melita vietnamica, Grandidierella vietnamica, Cyathura truncata, Apseudes vietnamensis, Penaeus semisulcatus, Penaeus monodon, Metapenaeus ensis, Scylla serrata… (Malacostraca).

Trong thủy vực đầm phá, động vật không xương sống thủy sinh phân bố thành ba nhóm loài theo độ mặn, trong đó nhóm loài nước lợ chiếm ưu thế, kế đến là nhóm loài gốc biển và sau cùng là các loài nước ngọt. Số lượng cá thể động vật phù du cao, trung bình từ 6.622 (thời kỳ 1998 – 2.000) đến 45.000 (thời kỳ 2001 – 2003) ct/m3. Mật độ phân bố động vật bám đáy ở đây cao hơn các thủy vực cùng loại của nước ta, trung bình đạt 1.300 ct/m3. Trong số động vật đáy của đầm phá, bộ Amphipoda chiếm ưu thế về số lượng, còn nhuyễn thể (Mollusca) lại vượt trội về khối lượng.

* Khu hệ cá (Pisces)

Hiện nay đã xác định được 163 loài cá, thuộc 95 giống, 60 họ nằm trong 17 bộ khác nhau. Trong khu hệ cá đầm phá, ưu thế nhất thuộc bộ cá vược (Perciformes) gồm 30 họ (chiếm 50%) và 86 loài (chiếm 52,76%). Tiếp theo là bộ cá đối (Mugiliformes) với 14 loài (chiếm 8,95%), bộ cá chép (Cypriniformes) và bộ cá chình (Anguilliformes) mỗi bộ có 10 loài (chiếm 6,13%). Những bộ còn lại có số loài không nhiều vào khoảng được 5% tổng các loài cá đã điều tra ở đây. Nói chung khu hệ cá đầm phá nằm trong 4 nhóm sinh thái theo nguồn gốc (liên quan độ mặn) của chúng dưới đây:

– Nhóm cá nước lợ: Có số loài đông nhất và là nhóm chủ yếu của khu hệ cá đầm phá. Đại diện nhóm này gồm các loài cá thuộc các họ: Clupeidae, Engraulidae (bộ Clupeiformes), Atherinidae (bộ Atheriniformes), Hemirhamphidae (bộ Beloniformes), Mugi1idae (bộ Muguiliformes), Theraponidae, Leiognathidae, Gobiidae, Siganidae (bộ Perciformes).
– Nhóm cá nguồn gốc biển: Đa số thuộc bộ cá vược sống ở vùng biển nhiệt đới và có số lượng nhiều. Tuy nhiên, nhiều loài thuộc cá hẹp muối nên thường xuất hiện trong đầm phá vào mùa khô.
– Nhóm cá nước ngọt: Nhóm sinh thái này có thành phần loài hạn chế, phân bố chủ yếu ven bờ Tây Nam (nơi có nước sông đổ vào). Trong mùa mưa lũ với độ mặn thấp (5-10‰) thường gặp tới 30 loài của các họ: Cyprinidae (bộ Cypriniformes), Notopteridae (bộ Osteoglossiformes), Clariidae (bộ Siluriformes), Symbranchidae (bộ Symbranchiformes), Anabantidae, Ophiocephalidae (bộ perciformes).
– Nhóm cá di cư: Tùy thuộc giai đoạn sinh trưởng của cá thể, một số loài di cư đến các thủy vực khác vào từng thời gian nhất định hàng năm. Phần lớn các loài di cư vào đầm phá để kiếm mồi hoặc sinh sản như cá mòi cờ, cá đối lá, cá cơm biển… Một số khác thuộc cá nước ngọt như chình hoa sống ở khe suối miền đồi núi, cá đối mục, cá mú, cá dìa sống trong đầm phá lại di cư ra biển để đẻ trứng.
Khu hệ cá đầm phá ở đây khá gần gũi với các khu hệ cá cửa sông Việt Nam, đặc biệt là cửa sông phía Bắc. Ở đây đã xác định được 23 loài cá có giá trị kinh tế. Các loài cho sản lượng cao là cá dầy (Cyprinus centralus), cá đối lá (Mugil kelaarti), cá đối mục (M. cephalus), cá dìa (Siganus guttatus), cá bống thệ (Oxyurichthys tentacularis), cá hanh (Sparus latus), cá hồng chấm (Lutianus johni), cá căng đàn (Therapon jarbua) …

* Khu hệ chim (Aves)

Những kết quả khảo sát vừa qua cho phép bổ sung danh lục chim, phần lớn là chim nước, khá phong phú với 70 loài, trong đó có 34 loài chim di cư, 36 loài chim định cư, 28 loài có giá trị kinh tế cao, 21 loài được ghi trong Danh lục chim bảo vệ nghiêm ngặt của Cộng đồng Châu Âu và 1 loài trong Sách đỏ Việt Nam. Nhờ có thảm thực vật đầm lầy gồm cỏ tranh, cỏ gà nước, lác, sú, chim nước tập trung với mật độ cao thành các sân chim tại 3 khu vực: cửa sông Ô Lâu, đầm Sam và cửa sông Đại Giang. Vào đông xuân số lượng chim lên tới 20.000 con. Có lúc đàn ngỗng trời trên 500 con, đàn vịt trời trên 1.000 con và đàn sâm cầm tới 2.000 – 3.000 con. Theo số liệu thống kê các loài chim ở đây chủ yếu nằm trong 7 bộ: bộ cò (Ciconiformes) bộ cắt (Falconiformes), bộ sếu (Gruiformes), bộ ngỗng (Anseriformes), bộ rẽ (Charadriiformes), bộ sả (Coraciformes), bộ sẻ (Passeriformes). Một số loài chim trong các bộ kể trên thuộc Danh lục chim bảo vệ nghiêm ngặt của Cộng đồng Châu Âu bao gồm: diệc lửa (Ardae purpurea), cò trắng (Egretta garzetta), cò ruồi (Bubulcus ibis), ó cá (Pandion haliaetus), cắt lưng hung (Falco tinmunculus), choi choi sông (Charadrius dubius), choi choi khoang cổ (C. alexandrius), choắt đốm đen (Tringa stagnatilis), choắt bụng xám (T. glareola), choắt nhỏ (T. hypoleucos), nhàn đen (Chilidonias hybrida), bồng chanh (Alcedo athis), nhạn bụng trắng (Hirundo rustica), chìa vôi vàng (Motacilla flava), chìa vôi trắng (M. alba), chim manh lớn (Anthus novaeseelandiae), bách thanh (Lanius schach), bách thanh nhỏ (L. collurioides), chích đầu nhọn mày đen (Acrocephalus istrigiceps), chích đầu nhọn phương Đông (A. orientalis), sẻ đồng ngực vàng (Emberiza aureola).

DU LỊCH PHÁ TAM GIANG

Tôi đã cùng gia đình đến vùng này nhân chuyến đi chơi miền Trung nắng nóng vào mùa hè 2016.

Từ Huế, có hai đường đến Phá Tam Giang. Một đường ngay tại quốc lộ 1A, cách thành phố Huế 11km hoặc chạy zíc zắc trong các ngôi làng cổ của Huế, được ngắm những cánh đồng lúa và những rặng phi lao cao vun vút và ô.. la… la… Phá Tam Giang đang chào đón bạn.

Tới Phá Tam Giang, bạn có thể lên phà tới làng chài Thái Dương Hạ. Đó là một ốc đảo nhỏ trên phá với bốn bề mênh mông nước, một làng chài cổ xưa hàng trăm năm vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay sẽ cho bạn những khám phá thú vị về văn hoá.

Đình làng Thái Dương Hạ là một tổ hợp vừa mang dáng vẻ đình làng truyền thống Việt, vừa mang nét văn hóa đặc trưng trong trang trí đền miếu của vùng đất Thừa Thiên – Huế. Đình khá lộng lẫy, uy nghi, thờ Thành hoàng làng là ông Trương Quý Công (hay Thương Thiều), người Đàng Ngoài, đã có công dạy cho dân làng nghề đánh bắt cá và buôn bán ghe mành. Đình cứ 3 năm tổ chức Lễ hội Cầu ngư rất long trọng vào 12-1 âm lịch.

Đời sống trên Phá Tam Giang cũng tấp nập rộn ràng và rất sinh động. Ngay từ đầu làng bạn sẽ nhận thấy các ghe thuyền đánh bắt thủy hải sản với, tôm, cá, mực tươi rói được chuyển nhanh từ dưới thuyền lên chợ, rồi lại chuyển từ chợ xuống các thuyền buôn cá tôm khác đi khắp các chợ khác quanh vùng.

[Image: Hinh%205-604697370.jpg?m=1477513368]

Làng Thái Dương Hạ còn làm cho khách tới đây ngạc nhiên khi đứng trước “thành phố lăng”, nơi “cư ngụ” của người cõi âm trong làng, được xây cất như một ngôi biệt thự tí hon, trang trí hoa văn rất đẹp, có “ngôi nhà” còn được thắp đèn điện ngày đêm…Cuộc sống “Dương sao âm vậy” dường như đúng với mảnh đất này.

Và tất nhiên, khi đến Phá Tam Giang, bạn không thể không thưởng thức đặc sản nơi đây. Cá, mực, tôm, ghẹ tươi roi rói và nháy tanh tách, thịt thơm ngọt. Món cá hấp đã ngon, ngao cũng không kém phần thơm ngọt dù ngao ở vùng phá này nhỏ hơn ngao ngoài biển. Ghẹ đặc biệt nhỏ chỉ bằng 3 ngón tay, nhưng ngọt, chắc và giá cả sẽ khiến bạn giật mình vì chỉ rẻ bằng nửa so với ghẹ ngoài biển.

[Image: Hinh%204%20%281%29.jpg?m=1477513326]
[Image: Hinh%207-1702944849.jpg?m=1477513459]

Còn gì tuyệt vời hơn, khi ngồi trên chiếc đò ngắm vẻ đẹp huyền ảo của hoàng hôn Phá Tam Giang vừa nhấm nháp hương vị đặc sản ngon tuyệt vời, bạn nhỉ ?

Pham Khang (72KNN)

=========================================================

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

– Dr. Ta Thi Thanh Huong, Ph.D; RESOURCE ACCESS AND LIVELIHOOD RESILIENCE IN TAM GIANG LAGOON, VIETNAM; A Thesis Submitted to the Faculty of Graduate Studies of The University of Manitobain partial fulfilment of the requirements for the degree of Doctor of Philosophy, 2006; Clayton H. Riddell Faculty of Environment, Earth, and Resources Natural Resources Institute; University of Manitoba Winnipeg, Manitoba, CANADAR3T 2N2
– Acreman, M.C., King, J.M. and Brown, C.A. (eds.) 2003. Xây dựng năng lực thực hiện Chương trình dòng chảy môi trường ở Tanzania: Báo cáo hội thảo đào tạo tổ chức tại Tanzania, 13-21 tháng 9/2003.
– Aylward, B., Nguyen The Chinh and Mai Ky Vinh. 2002. Nghiên cứu hiện trường ở Việt Nam: Những đóng góp về mặt kinh tế của các Khu vực phòng hộ đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. Đánh giá các Khu vực phòng hộ vùng hạ lưu Sông Mê Kông.
Brown, C.A. and King, J.M. 2002. Nghiên cứu về lưu vực sông Breede. Ứng dụng phương pháp DRIFT. Chưa xuất bản, Báo cáo các Nguồn nước phía Nam cho Cục Lâm nghiệp và các vấn đề về nước, và Ban Nghiên cứu Nước. Có trên trang website http://www.southernwaters.co.za.
– Brown, C.A. and King, J.M. 2003. Tóm tắt phương pháp DRIFT. Nghiên cứu và Tư vấn Sinh thái nguồn nước miền Nam, Cape Town, Nam Phi.
Trung tâm Kinh tế quốc tế Canberra và Sydney, 2002. Phân tích đói nghèo ở Việt Nam. Chuẩn bị cho Trung tâm Phát triển Quốc tế Úc.
Trung tâm Công nghệ sinh học và môi trường Tài nguyên, 2002. Báo cáo tổng thể: Đánh giá tác động môi trường Dự án hồ chứa Tả Trạch. Đại học Huế, Vietnam.
Dyson, M., Bergkamp, G., Scanlon, J. (eds) 2003. DÒNG CHẢY: Sự cần thiết của dòng chảy môi trường. IUCN, Gland, Thuỵ Sĩ và Cambridge, UK.
– Trường Trung cấp Kinh tế Huế, 2004. Dự án Đánh giá đói nghèo có sự tham gia ở lưu vực sông Hương. Huế – Việt Nam.
– JICA. 2001. Dự án Đánh giá tác động môi trường lưu vực sông Hồng (Đập Tả Trạch và đập ngăn mặn Thảo Long).
– King JM, Tharme RE, De Villiers M (eds). 2000. Đánh giá dòng chảy môi trường ở các con sông: Sổ tay Phương pháp xây dựng khối. Ban Nghiên cứu về nước Báo cáo chuyển giao kỹ thuật No. TT131/00. Ban Nghiên cứu nước Pretoria. 340 trang.
King JM, Brown CA, Sabet H. 2003. Phương pháp chính thể dựa trên kịch bản đối với những đánh giá dòng chảy môi trường của các con sông. Nghiên cứu về Sông và các Ứng dụng 19: 619-639.
– Nghiem Tien Lam, 2004. Thuỷ văn sông Hương: Dự thảo báo cáo Đánh giá nhanh Dòng chảy môi trường.
– Nghiem Tien Lam, 2004. Một số hình ảnh đi thực địa ở Huế tháng 10 năm 2004 (đĩa CD ảnh).
– Rajapakse, C. (ed), 2003. Kỷ yếu hội thảo giới thiệu dự án: Đánh giá dòng chảy môi trường lưu vực sông Hương.
– Richter, B.D.; J.V. Baumgartner; R. Wigington; and D.P. Braun. 1997. Một dòng sông cần bao nhiêu nước? Sinh vật học nước ngọt 37: 231-249. Thị trần Cape, Nam Phi: Phòng nghiên cứu nước ngọt. Trường Đại học Cape Town.
– Trần Đức Thạnh và nnk, Tiến hóa và động lực hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2010.
– Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Thị Phương Hoa, Đặc điểm địa hóa trầm tích đáy hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Hội thảo khoa học về đầm phá Thừa Thiên-Huế (1995) 34.

 

 Comment 
Oct26

Hoa Xuân

by Toan Nguyen on October 26, 2016 at 10:27 am
Posted In: Uncategorized

HOA XUÂN

Kim Dung


KD cứ tung tăng chân sáo, lớn lên như thổi trên miền rừng núi có khí hậu ưu đãi, không nóng quá mà cũng chẳng lạnh quá, có hoa nở quanh năm, có hai mùa mưa nắng. Tuổi thơ D chìm lỉm trong những đồi hoa cỏ dại, hoa sim, hoa mắc cở, hoa ngũ sắc, bông cỏ may, hoa bìm bịp, bông cỏ tranh, ôi còn nhiều nhiều lắm … Còn bị nhấn chìm trong những vườn hoa lài, hoa ngâu, hoa sói, hoa trà, hoa cà phê và những luống hoa cúc đủ loại, hoa đào, hoa mận, hoa tường vi, hoa lười biếng, hoa thiên lý … kể sao cho xiết những loại hoa được trồng để làm duyên cho khu vườn nhà.

[Image: IMG_2001.JPG?m=1474513883]

Cả bầu trời quê D ngây ngất mùi hương của hoa lộn trong những bụi mưa phùn hay sương sa lẫn trong tia nắng hiền hoà, chiếu xuyên sâu vào lòng đất làm cho giòng nước giếng thơm lạnh ngọt ngào hơn hẳn những nơi khác.

Bảo Lộc đồi núi gập ghềnh, không có đồng bằng, hiếm gạo nên ai cũng nhớ cơm. Nhớ những bài học thuộc lòng trong sách giáo khoa thư, lũ trẻ con đọc như con vẹt. Cứ mỗi buổi chiều ngồi tòng teng trên cành ổi nhà mình, phải đọc thật to, to hơn thằng Tí, con Lụt cũng đang vắt vẻo trên cành vứ sữa nhà bà Liễu hàng xóm. Lũ trẻ vẫn nhìn thấy nhau qua hàng dậu thưa đan bằng những cây dâu tằm. Đọc chán mỏi họng lại ném ổi, ném vú sữa qua lại cho nhau ăn. Lũ trẻ tìm một chạc cây gài sách vào cho chắc để khỏi rơi xuống đất, rồi cứ tự do chuyền từ cành này qua cành kia nhẹ nhàng như lũ Vượn. Bầy trẻ chụp, ném, chụp ném những tiếng cười rổn rển hồn nhiên cho nhau. Giật mình khi nghe tiếng bà nội bảo: “Học ra rả như cuốc kêu mùa hè”, không hiểu nội nói gì hết lũ trẻ lại đua nhau đọc.

Lạy trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp

Bài này thường xuyên được đọc rống lên vì đứa nào cũng thuộc, lũ trẻ đọc ngày này qua ngày kia hình như tự nhiên nó đã trở thành hiệu lệnh cho bày trẻ hai bên nhà chuẩn bị về ăn cơm. Đọc xong rồi lũ trẻ con tay cầm sách bò lần xuống khỏi cây, có đứa nhanh nhẹn gài sách vào lưng quần, chuyền ra đầu cành nhày phóc xuống đất. Có đứa lăn chiêng dưới đất, lồm cồm bò dậy, phủi phủi áo quần, đứng ngay ngắn oai phong rồi le le cái lưỡi, chọc hai ngón tay cái vào hai lỗ tai, tám ngón kia vẩy vẫy như tai thỏ. Có đứa kêu lêu lêu lũ con gái nhát như thỏ đế, rồi ù té chạy về trước nhưng cũng không quên lượm quyển tập đọc nhét vào lưng quần. Lũ con gái tức, chẳng đứa nào bảo đứa nào, cũng ngoác họng cho to, đồng thanh ré lên: “Thằng cao bồi, cao bồi”, nói vậy mà có hiểu cao bồi là gì đâu. Khi những đứa trẻ nào ngỗ nghịch hay chọc ghẹo đứa khác, bị đem cho người lớn xử, những đứa bị chọc thì được quả chuối tiêu to, còn những đứa hay chọc thì được quả chuối tiêu nhỏ hay củ khoai lang mật và được gọi là thằng cao bồi. Kết cuộc hai đứa phải bắt tay nhau, thêm một lũ lô la đi theo làm chứng cũng bị xua ra chỗ khác chơi, thế là huề cả làng. Lũ trẻ mỗi đứa đều có được chuối, khoai ăn ngọt ngào sung sướng.

[Image: IMG_1621.JPG?m=1474429009]

Dù có đi xa bao năm đi nữa làm sao quên được mùi hương hoa cỏ, vị ngọt mát của những giòng nước và cái hương nhẹ ngọt mềm, chan chát của lũ trẻ thơ trong xóm. Những mùi vị Bảo Lộc vẫn không tuột khỏi trái tim có giòng máu đỏ của KD.

Hôm nay trong vườn xuân tại nhà, cái tiết Xuân ở Úc cũng na ná như tiết trời Bảo Lộc nhưng rộn ràng vui tươi hơn do bởi những tiếng líu lo ríu rít nhiều loài chim làm tổ tít trên cành cây cao hay làm tổ lơ đễnh như loài chim cu. Chúng cứ gọi nhau ơi ới đi tìm mồi ăn vội rồi còn trở về ấp trứng chờ ngày nở chim con.

[Image: IMG_1085.JPG?m=1474426291]

Nhớ cao nguyên Lâm Đồng, chị em D cũng lựa được một số hoa giống như ở Bảo Lộc. Hoa tóc tiên nở hoa màu tím nhạt, những hoa có màu tím hồng phơn phớt. Ngắm hoa nở là thấy cả một trời ký ức tuổi hoa niên trong ngôi trường trung học Lê Lợi.

Hoa Violet mang màu tím buồn e ấp khiêm tốn trong bụi lá xanh đã làm lung linh những trái tim trẻ.

[Image: IMG_1974.JPG?m=1474513802]

Hoa lồng đèn ở Bảo Lộc người ta trồng làm cây cảnh nhiều lắm, cây cho hoa hầu như quanh năm, nhưng nhiều nhất là mùa xuân. Hoa lồng đèn thường khi nở có hình cô đầm đang múa như trong nhãn hiệu của loại giấy lơ quần áo trắng học trò. Ở Úc tụi D tìm được loại hoa lồng đèn giống như chiếc đèn kéo quân, hoa có màu đỏ nồng nàn ấm áp.

Hoa tầm xuân có màu vàng, đỏ, chùm hoa nhiều, hoa lớn hơn hoa tầm xuân VN. Ở Bảo Lộc nhà KD có bụi màu hồng. Mỗi khi trong nhà có đứa bị ho mất tiếng, những đứa khác hí hửng chờ đợi. Chờ nội nói đi ngắt hoa vào cho nội chưng đường phèn là cả lũ ùa ra vặt đủ số hoa nội cần vào cho nồi, rồi cứ loạnh quanh luẩn quẩn bên chén hoa chưng đường phèn thơm nhẹ mùi cánh hoa và thơm thanh thanh mùi đường phèn sao thèm thế. Khi đứa bịnh được uống thì mấy đứa kia cũng được nhấm nháp một tí cho đúng nghĩa tình chị em “sống chết có nhau”.

[Image: IMG_0697.JPG?m=1474429103]

Hoa Thủy Tiên có một cây trắng, một cây vàng, nghe người ta nói khử được tà ma. Chậu Hải Đường cầu hoà thuận, vui vầy và nhiều loại bông khác nữa.

Xem kìa vườn hoa xuân giống như một gia đình, những bông hoa không ganh tị nhỏ nhoi, không kiêu căng, chúng sống bên nhau, chúng yêu mến sống hoà thuận với nhau. Những bông hoa chúng như có một tình yêu từ đâu đến, tình yêu của Thượng Đế ấm như ánh mặt trời, sáng lan tỏa lên mọi loài, ánh sáng không thiên vị mà yêu mến hết mọi bông hoa. Ánh sáng chiếu rọi lên mỗi bông hoa làm cho nét đẹp của từng loài hoa đều mang một sứ điệp riêng.

Trong bầu khí trong lành, khoáng đãng, yên tĩnh KD làm việc với đất đai, cây cỏ rất thú vị. Nơi đây có nhiều hoa đẹp, mỗi hoa một vẻ đẹp, ngắm suốt ngày không chán? KD cũng thích lối sống hoà hợp với thiên nhiên vì tin là lối sống này là bí quyết để được sống vui, sống khỏe. KD thường thức ngủ theo ông mặt trời và cây cỏ.

Thân ái
Kim Dung

Xem thêm tại : http://www.daihocsuphamkythuat-thuduc.org/forums/showthread.php?tid=2440&pid=31350#pid31350
 Comment 
Sep22

ĐẬP THUỶ ĐIỆN SÔNG MEKONG – BÀN CỜ THẾ

by Toan Nguyen on September 22, 2016 at 9:52 pm
Posted In: Tin Khoa Học Kỹ thuật

 

ĐẬP THUỶ ĐIỆN SÔNG MEKONG – BÀN CỜ THẾ

Pham Khang

 

“Để khai thác phát triển nguồn nước tốt, người ta phải thực hiện trên tầm nhìn lưu vực (basin scale). Theo một nghĩa nào đó, phải nhìn Mekong như một bàn cờ (game board), chọn địa điểm nào thì nên đặt một con đập, nơi nào thì không và có như vậy mới duy trì được chức năng môi sinh của toàn lưu vực sông Mekong. Thực hiện điều ấy thì vô cùng khó khăn trên sông Mekong”. Bran Ritcher, Nature Conservancy.

[Image: Hinh%201a.jpg?m=1474469507]

 

Với chiều dài 4,800 km, Mekong là con sông lớn thứ thứ ba Châu Á và là thứ 11 của thế giới. Sự phong phú của hệ sinh thái sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon.

Tiềm năng thuỷ điện của con sông Mekong khoảng 60,000 MW: Lưu Vực Trên 28,930 MW là nửa khúc sông nằm trong lãnh thổ Trung Quốc; và Lưu Vực Dưới 30,000 MW là khúc sông Mekong hạ lưu chảy qua 5 quốc gia Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Chuỗi 12 con đập dòng chính hạ lưu chủ yếu nằm trong hai nước Lào và Cam Bốt.

Hiện nay Trung Quốc đang xây con đập thứ 8: đập Miêu Vĩ (Miaowei) sẽ hoàn tất phát điện năm 2016, và TQ cũng tiếp tục xây thêm những con đập khác trên dòng chính con sông Lan Thương (Lancang Jiang) tên TQ của con sông Mekong.

Điểm danh, ngược dòng thời gian sáu con đập bậc thềm Vân Nam (Mekong Cascades) đã hoàn tất và đang nhộn nhịp hoạt động phát điện góp phần phát triển nhanh chóng cho toàn vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc:

[Image: Hinh%201b.jpg?m=1474469532]

1/ Noạ Trác Độ (Nuozhadu) 5,850 MW lớn nhất, là con đập dòng chính thứ sáu, khởi công 2006 hoàn tất 2014,
2/ Tiểu Loan (Xiaowan) 4,200 MW lớn thứ hai, là dòng chính thứ năm, khởi công 2001 và hoàn tất 2010,
3/ Công Quả Kiều (Gongguoqiao) 900 MW là con đập dòng chính thứ tư, khởi công 2008 hoàn tất 2011,
4/ Cảnh Hồng (Jinghong) 1,500 MW là con đập dòng chính thứ ba, khởi công 2003 hoàn tất 2009,
5/ Đại Chiếu Sơn (Dachaosan) 1,350 MW con đập dòng chính thứ hai, khởi công 1996, hoàn tất 2003, và
6/ Mạn Loan (Manwan) 1,500 MW con đập dòng chính đầu tiên trên sông Mekong, khởi công 1984 và hoàn tất 1993.

[Image: Hinh%202-404195437.jpg?m=1474469561]

Sau khi hoàn tất hai con đập lớn nhất: con khủng long Nọa Trác Độ và con Đập Mẹ Tiểu Loan, về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thuỷ điện của họ trên sông Lan Thương và theo Fred Pearce, Đại học Yale thì con sông Mekong đã trở thành tháp nước (water tower) và là nhà máy điện (electrical powerhouse) của Trung Quốc.

Philip Hirsch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sông Mekong thuộc Đại học Sydney nhận định: “Hai con đập khổng lồ Nọa Trác Độ và Tiểu Loan sẽ ảnh hưởng trên suốt dòng chảy của con sông Mekong xuống tới tận Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.”

Với sáu con đập dòng chính hoàn tất trên trên khúc sông Mekong thượng lưu, Trung Quốc đã đạt được công suất 15,150 MW – nghĩa là hơn một nửa toàn công suất tiềm năng thuỷ điện của con sông Lan Thương. Với 8 dự án đập dòng chính còn lại, và có thể sẽ còn thêm nhiều dự án mới nữa, và Trung Quốc cũng sẽ dễ dàng dứt điểm sớm trong vòng mấy thập niên đầu Thế kỷ 21.

Ảnh Hưởng Từ Những Con Đập Mekong

Với 26 con đập dòng chính: 14 con đập Vân Nam TQ và 12 con đập hạ lưu Lào Cam bốt, cùng với mạng lưới chằng chịt những con đập phụ lưu, tất cả đã và đang gây nên những huỷ hoại tích luỹ trong toàn lưu vực sông Mekong với hậu quả không thể đảo nghịch (irreversible) và vì tích luỹ nên tác động tiêu cực giáng xuống nặng nề nhất vẫn là Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi cuối nguồn.

Sông Mekong và các phụ lưu có thể ví như một hệ tuần hoàn, bị phình mạch do những hồ chứa (reservoirs) và nghẽn mạch do những con đập và hậu quả dây chuyền sẽ là:

1/ Các hồ chứa sẽ giữ lại phù sa đổ xuống từ thượng nguồn. Giảm lượng phù sa có nghĩa là làm mất cân bằng dòng chảy, gây sạt lở các bờ sông và mũi Cà Mau thì đang bị cắt lẹm mỗi năm và có nguy cơ từng mảng theo nhau trôi dần ra biển. Với dòng chảy giảm vì lượng nước bị giữ trong các hồ chứa, cộng thêm biến đổi khí hậu/ climate change với mực nước biển dâng cao và hậu quả là nạn nhiễm mặn/ salt intrusion tiến rất xa vào vùng châu thổ ĐBSCL. Hình ảnh nhà nông học Võ Tòng Xuân, ngồi giữa một ruộng lúa cháy thuộc quận Gia Rai vì bị nhiễm mặn là cảnh tượng báo hiệu một thảm hoạ đến đau lòng.

2/ Rõ ràng mức sản xuất nông nghiệp toàn Lưu Vực Dưới sông Mekong (Lower Mekong Basin) từ các vùng trồng trọt ven sông ở Lào, tới vùng châu thổ Tonle Sap Cam Bốt và ĐBSCL Việt Nam đang bị tổn thất do mất phù sa như nguồn dưỡng chất thiết yếu cho canh tác ruộng vườn. Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây, bấy lâu sông Mekong là nguồn nước ngọt, nguồn phù sa đã biến ĐBSCL Việt Nam thành cái nôi sản xuất lúa gạo lớn thứ hai của thế giới chỉ sau Thái Lan nhưng bước sang hai thập niên đầu của thế kỷ 21, Việt Nam đang bị mất dần thế thượng phong ấy.

3/ Các khu rừng lũ (flooded forest) vùng hạ lưu sông Mekong được công nhận là vùng đa dạng sinh thái (Biodiversity Zones) với các Vùng Đất Ngập vốn được bảo vệ bởi Quy ước Ramsar. [Ramsar Convention (1971), nhằm bảo vệ và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên các vùng đất ngập/ wetlands và quy định những khu bảo tồn, được mỗi quốc gia và quốc tế công nhận. Cả 3 nước Lào, Cam Bốt và Việt Nam đều có những vùng đất ngập được bảo vệ bởi Quy ước Ramsar như: vùng Thác Khone, Stung Treng, vùng Sinh TháiBiển Hồ, Tràm Chim Tam Nông, Mũi Cà Mau…. Nay thì những hồ chứa đã và đang nhận chìm các Vùng Đất Ngập và gây huỷ hoại trên hệ sinh thái động vật và thực vật của toàn lưu vực sông Mekong.

4/ Dòng sông Mekong càng ngày càng bị biến dạng do chuỗi những con đập dòng chính bậc thềm và mạng lưới đập phụ lưu, hậu quả là những tác hại trên tính đa dạng của hệ thuỷ sinh trong đó có những chủng loại quan trọng (flagships species) như cá Dolphin, cá Pla Beuk đang trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

5/ Biến đổi bản chất tự nhiên của con sông, dòng sông sẽ không còn giữ được “nhịp lũ (flood pulse)” theo mùa, và đây chính là yều tố sinh tử của Biển Hồ Tonle Sap như trái tim của hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.

Biến đổi dòng chảy ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn thực phẩm trong đó có nguồn cá nước ngọt lớn nhất (có khi tới 4 triệu tấn mỗi năm, trị giá lên tới 9 tỉ MK) chiếm 80% lượng chất đạm/ protein thiết yếu của cư dân sông Mekong.

Uỷ Ban Sông Mekong (Mekong River Commission) Không Quyền Lực

Những lượng giá ảnh hưởng về xã hội và môi sinh của từng con đập không được công khai hóa, khiến đã có nhiều tổ chức hoạt động môi sinh lên tiếng, nêu rõ những tác hại nghiêm trọng và lâu dài trên hàng triệu cư dân sống bằng nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa của dòng sông Mekong.

Với nhận định MRC đã rất thụ động trước sự tái phục hoạt của các dự án đập thủy điện Hạ Lưu. Không những thế MRC đã không có thông báo gì cho cư dân ven sông mối hiểm nguy của những con đập ấy, và cả tránh phổ biến những tin tức bất lợi của các dự án đập.

Trước những kiến nghị của Save the Mekong và các NGOs, cùng với các thư khuyến cáo của các khoa học gia môi sinh khắp thế giới, tổ chức MRC và các chính quyền Mekong trong 20 năm qua chưa ngăn cả được một dự án thuỷ điện nào để bảo vệ lưu vực. Các nhà hoạt động môi sinh kêu gọi tinh thần trách nhiệm của tổ chức liên chánh phủ này. “MRC cần chứng tỏ là một tổ chức hữu ích cho quần chúng, chứ không phải là cho các nhà đầu tư,” Surichai Wankaew, giám đốc Viện Nghiên cứu Xã hội Đại học Chulalongkorn, Thái Lan nói tiếp “Nhiệm vụ MRC, thay vì ‘tạo thuận (facilitation)’ cho việc xây đập, thì nay phải là ‘diễn đàn (platform)’ cho cư dân bị ảnh hưởng nói lên mối quan tâm của họ”. Và rồi người ta không thể không tự hỏi tự hỏi vềtương lai và vai trò của MRC có còn hũu ích gì không trong tiến trình bảo vệ dòng Sông Mekong?

Vai trò điều hợp của Uỷ Hội Sông Mekong/ MRC đã bị thử thách và Hiệp Định Mekong 1995 gần như vô hiệu lực kể từ sau khi Lào vẫn cho khởi công con đập Xayaburi bất chấp mọi khuyến cáo.

[Image: Hinh%203.jpg?m=1474469588]
[Image: Hinh%204.jpg?m=1474469614]

Xayaburi đã như một con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, tiếp theo là con đập Don Sahong, mở đầu cho chuỗi những con đập khác. Đây là những bước phát triển không bền vững (non-sustainable development), và hoàn toàn bị hướng dẫn bởi nền kinh tế thị trường năng lượng và các công ty xây đập thì hầu như bất chấp tới cái giá phải trả về môi sinh của 65 triệu cư dân sống trong lưu vực sông Mekong.

Trải qua hai thập niên đầy biến động trên sông Mekong, nhưng xem ra tiếng nói từ hải ngoại ấy hầu như không có sức thẩm thấu đáng kể nào đối với người dân trong nước. Các quốc gia láng giềng của Việt Nam thì không có tỏ chút dấu hiệu nào chậm bước thực hiện cho bằng được chuỗi những con đập thuỷ điện của họ. Không dừng ở đó, Trung Quốc còn vươn cánh tay xa xuống khúc sông hạ nguồn tài trợ vốn và cả kỹ thuật để hai quốc gia Lào và Cam Bốt mau chóng thực hiện các dự án đập bất chấp cái giá môi sinh phải trả từ phía Việt Nam. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn đang tàn phá rộng rãi cao nguyên Tây Tạng, được coi như Cực Thứ Ba (Third Pole) của hành tinh này, nơi phát xuất tất cả những con sông lớn của Châu Á, trong đó có con sông Mekong.

[Image: Hinh%205-646032747.jpg?m=1474469637]

Đã ngót 7 thập niên (1957 – 2015) từ ngày Liên Hiệp Quốc thành lập Uỷ Ban Sông Mekong, theo với thời gian là sự tăng tốc khai thác hủy hoại hệ sinh thái của con sông Mekong mà Việt Nam là quốc gia cuối nguồn, nhưng lại tỏ ra rất thụ động với thái độ “chờ xem”.

Kết luận

Các đập thủy điện, ở Vân Nam và hạ nguồn sông Cửu Long, gây ra thảm họa xã hội, kinh tế và môi trường, ngay cả ở trong nước và ở các nước hạ nguồn, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam. Sự sống còn của các quốc gia này cũng như đời sống của hơn 65 triệu người đang bị đe dọa. Hầu hết các dự án đập đã không mang lại lợi ích kinh tế đáng kể khi so sánh với chi phí khổng lồ và các tác động xấu đến môi trường. Các nước thượng nguồn cần phải nhận ra rằng sông Cửu Long không chỉ cho họ mà còn cho những người sống ở hạ lưu.

[Image: Hinh%206.jpg?m=1474469664]

Giáo lý Phật giáo như lý duyên khởi đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác toàn diện, tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của người khác. Từ bi bao gồm cả con người và động vật, đặc biệt là các loài cá đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tất cả các nước, trong đó có thượng nguồn Trung Quốc và Myanmar, phải hoàn toàn hợp tác và tuân thủ đúng các thủ tục của Ủy ban sông Mekong. Một thay thế khả thi và bền vững đối với các đập là năng lượng mặt trời và gió. Công nghệ nhẹ cũng đã được đề xuất như là chiến lược khả thi để phát triển kinh tế. Các nước và các dân tộc dọc theo sông Cửu Long đa số là Phật tử, Tăng đoàn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động các chính sách của chính phủ, giáo dục công chúng về các chi phí và tác động môi trường của các đập và lợi ích của năng lượng sạch và tái tạo. Những nỗ lực này có thể giảm thiểu xung đột trong tương lai, các thảm họa kinh tế và môi trường và dòng sông Phật giáo sẽ tránh được một cái chết khủng khiếp trong một tương lai rất gần!

 

======================================================

Tham Khảo:

1/ Meltdown in Tibet. Michael Buckley. Palgrave Macmillan_ St. Martin’s Press LLC.
New York 2014
2/ Harnessing the Mekong or Killing It? Michelle Nijhuis, Photographs by Guttenfelder.
National Geographic, May 2015
3/ The Price of Damming Tibet’s Rivers. Michael Buckley. The Opinion Pages, New York Times March 30, 2015
4/ Global Ecology and the “Made in China’s Dams. Ngô Thế Vinh. Viet Ecology
Foundation, July 2010. http://vietecology.org/Article.aspx/Article/62#
5/ Mekong, The Occluding River. The Tale of a River. Ngô Thế Vinh. iUniverse, Inc. New York 2010
6/ Damming the Mekong: Major blow to an Epic River, Yale Environment 360, 22 June
2009
7/ Plans For Dams On Mekong River Could Spell Disater For Fisheries. John Sullivan
http://www.princeton.edu/engineering/water/story-04/
8/ Power Struggle: The Impacts of Hydro-Development in Laos. Aviva Imhof,
International Rivers Network, February 1999.

 Comment 
Sep08

WINTER WATTLES

by Toan Nguyen on September 8, 2016 at 8:42 pm
Posted In: Văn Hóa - Nghệ Thuật

Ngày đầu xuân, đất trời hiền hoà của Úc bát ngát cơn mưa xuân. Sáng nay, sáng tinh mơ cơn mưa lớn tầm tã đổ một hồi rồi dứt. Thật là nhẹ nhõm, mặt trời đang ló dạng, những đám mây chì nặng nề cũng dần biến mất, mùi đất ẩm cũng biến mất. Chim chóc bắt đầu hót và người, vật, cỏ cây được gội sạch những u uẩn héo hắt của mùa đông. Ngày thênh thang đang mở ra, nắng cũng tưng bừng hát ca.

Dưới bầu trời xanh, tất cả những con đường từ thành phố đến thôn quê hay ra bìa rừng, ở đâu cũng thấy hoa rừng đang độ nở sung mãn và rực rỡ nhất. Những tia nắng của buổi sớm mai đang cố chen qua khe lá xanh non mượt mà của tàn Gum Tree rồi rớt xuống trên lùm cây Wattles vàng chói. Những chiếc lá có thân hình thon thon mảnh mai đong đưa theo từng cơn gió nhẹ, làm lung linh tia nắng vàng, ôi sao đẹp thế.

[Image: IMG_2297.JPG?m=1472827210]

Trên đường phố, hôm nay người ta lái xe không vội vã. Những cửa xe được hạ xuống và họ gặp nhau ở những chỗ có đèn đỏ. Người ta nhìn qua chào người ở xe bên cạnh, họ dơ tay báo hiệu cho nhau, ai ai cũng chú ý tới cái màu vàng dễ mến của hoa Wattles rồi từ tốn hít một hơi dài làn không khí trong lành thơm mùi mật ngọt làm đầu óc mọi người như sáng suốt hẳn lên. Trên bầu trời xanh trong vắt, lững thững một vài cụm mây trắng xa tít, không biết chúng trôi về đâu? Còn những con người vẫn trôi theo giòng xe đến một nơi cần đến, như mọi ngày.

Cây Wattles thât dễ trồng, nó hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của Úc. Nếu thích người ta chỉ cần trồng một cây, vài năm sau hạt giống bay len lỏi vào trong khu rừng sẽ mọc lên thêm nhiều cây khác.

Wattles Tree có nhiều loại, có cây và có bụi, thường hoa có màu anh vàng và màu trắng. Người Úc rất thích màu vàng óng ả của hoa và thích cả những bông hoa có hình dáng đơn sơ. Hoa không có cánh kiêu kỳ, toàn bộ nó chỉ là những sợi lông tơ mịn mảng tụm lại với nhau rồi xoè ra ngơ ngác thật giản dị.

[Image: IMG_2300.JPG?m=1472828703]

Hình như hoa chỉ có nhụy nên hoa là nguồn thực phẩm cho nhiều loại côn trùng. Khi hoa Wattles nở những bày ong mật tha hồ đến lấy phấn hoa, từng đàn ong thợ cứ làm việc quần quật, từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Chúng cứ vo vo chạy quanh từ lùm cây này tới lùm cây nọ, chui rúc, luồn lách cho phấn hoa phủ kín mình mẩy rồi mới bay về tổ. Chúng say sưa làm việc đến nỗi KD tới gần mà chúng cũng chẳng thèm để ý, không thèm đuổi chích, cứ để cho D thản nhiên nhìn ngắm cách làm việc của chúng. Lúc nào con ong cũng vội vã như chạy, đôi chân, đôi cánh nhanh nhanh lướt qua, lủi lách vào những bụi hoa phát ra những tiếng vo vo vo vo inh tai. Nhìn chúng làm việc chẳng khác gì những cỗ máy đang hoạt động trong xưởng. D có cảm tưởng như chúng làm còn mau mắn, vội vã hơn cái máy dệt vải của nhà D xưa kia. Con Ong cần cù đáng nể.

[Image: IMG_0864.JPG?m=1472828751]

Hình ảnh nước Úc đầu mùa xuân luôn gắn liền với Gum Tree đang cưu mang những mầm lá xanh ươm, che chở cho những cây Wattles xoè tán rộng nở hoa vàng tươi, kín cả cây. Gum Tree và Wattles Tree luôn ôm quyện lấy nhau, lả lơi lay theo chiều gió xuân, tung bay mùi hương ngọt ngào, mùi của mật ong rừng. Cái mùi say đắm ấy đã lấn lướt làm mùi hương dịu dàng sảng khoái của lá cây khuynh diệp cứ lúc ẩn, lúc hiện, thỉnh thoảng mới được tìm thấy. Rừng Úc đẹp tình tứ, rạng rỡ như ngày tân hôn. Người dân Úc yêu thích màu hoa cỏ mùa xuân trên đất Úc, yêu thích thể thao, nên đã chọn làm màu biểu tượng cho thủ quân Úc và cũng là màu các trường trung, tiểu học chọn cho học sinh trong giờ thể thao: áo vàng màu hoa dại, màu hoa Wattles , quần màu xanh là màu của lá cây rừng, của cỏ.

[Image: IMG_0844.JPG?m=1472833559]

Không gian Úc trong những ngày đầu tháng Chín đâu đâu cũng thấy như đang mặc bộ đồng phục, vàng và xanh. Màu vàng Wattles e ấp dưới màu xanh Gum Tree khẳng khái mà vẫn mang chất lãng mạng và dưới chân là những bụi cỏ xanh rậm rạp ngút ngàn cũng bện um tùm các loài hoa dại vàng ươm. Những cánh đồng cỏ nuôi gia súc, những thảm cỏ trong công viên không chỉ là những thảm cỏ êm ả xanh rì mà nó còn được tô thêm chi chít những bông hoa dại vàng tươi.

[Image: IMG_0829.JPG?m=1472828449]

Dân Úc đã chọn ngày 1 tháng 9 là Wattles Day cho toàn nước Úc, ngày này khi mở mắt ra KD chỉ thấy quanh mình toàn màu vàng ngọt như mật, thật hạnh phúc.

Thân ái
KimDung
02-09-2016

 Comment 
Aug13

Trầm Hương: Công Dụng và Tâm Linh

by Toan Nguyen on August 13, 2016 at 1:34 am
Posted In: Tin Khoa Học Kỹ thuật
Trầm Hương: Công Dụng và Tâm Linh
– Pham Khang (72KNN) Tổng Hợp –

 

Nói đến Trầm Hương, chúng ta luôn hình dung một thứ nhựa cây đặc biệt nằm trong thân một loại cây dó. Sống ở những cánh rừng già vùng nhiệt đới, theo truyền thuyết của các thợ rừng ngày xưa “Lên non đẽo dó tìm Trầm, con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng thất kinh”. Cho nên người đi tìm Trầm phải “ngậm Ngải ”.

Khánh Hòa đẹp lắm ai ơi!
Vào Nam ra Bắc ghé chơi Khánh Hòa.

Đó là lời của khách đã đến Khánh Hòa nhắn nhủ cùng người chưa đến !

Lời ấy không chút ngoa. Khánh Hòa quả đẹp lắm. Nhưng không phải đẹp một cách rực rỡ khoe khoang, mà đẹp một cách thùy mị kín đáo. Và Khánh Hòa đẹp, không phải đẹp nhờ nhân xảo, mà chính là do thiên công. Đẹp ở cảnh đẹp ở vật, và vật cũng như cảnh đẹp cả bên ngoài đẹp cả bên trong. Cho nên những người đã “từng sống với” Khánh Hòa, hiểu biết rõ Khánh Hòa, gọi Khánh Hòa là Xứ Trầm Hương.

Khánh Hòa là Xứ Trầm Hương
Non cao biển rộng người thương đi về.
Yến sào thơm ngọt tình quê,
Sông sâu đá tạc lời thề nước non.

Ấy đó “Xứ Trầm Hương” chẳng những là một xứ có nhiều trầm hương, mà còn là một xứ thơm tho ý vị, thơm tho ý vị một cách tự nhiên như mùi trầm hương thoảng gió.

Bởi vậy muốn thưởng ngoạn Khánh Hòa, du khách không nên để cho con mắt vô tình hay tấm lòng khinh bạc trà trộn, và nên đi sâu vào cả những khóm đá lùm cây, vào cả những câu hò giọng hát… thì mới trọn hưởng được chân thú vị của non nước Khánh Hòa, mới thấy lời nói “Khánh Hòa đẹp lắm ai ơi” là thật biến ra lời, và vào Nam ra Bắc thật đáng ghé chơi Khánh Hòa.

Và ghé chơi Khánh Hòa, một khi nhìn kỹ nước non, du khách nhất định vỗ vế khen rằng:

Gọi Khánh Hòa là Xứ Trầm Hương thật xứng đáng.
Có yêu mới biết, biết rồi thêm yêu !

Bây giờ xin mời quý bạn đi vào XỨ TRẦM HƯƠNG , đi vào từng phần một, tuần tự mà đi, ung dung mà đi.

Đi cho khắp nước khắp non
Để nhìn tận mặt kẻo còn hồ nghi.

Trầm hương là phần gỗ của cây dó nhiễm dầu.

Một số lòai dó (tên khoa học Aquilaria), trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những “tổn thương/nhiễm bệnh”, lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó.

Loại trầm hương tốt sản xuất từ cây Dó Bầu có thành phần tan trong cồn lên tới 40-50% sau khi xà phòng-hóa (saponificationlà quá trình thủy phân este trong môi trường kiềm, tạo thành ancol và muối cacboxylat) bằng KOH rồi cất hơi nước, sẽ được khoảng 13% tinh dầu. Trong tinh dầu thành phần chủ yếu là Benzylaceton C6H5-CH2COCH3 26%, Metoxybenzylaceton 53% và terpen alcol 11%. Ngoài ra còn có axít xinamic và các dẫn xuất của nó (Cinamic acid (acid B-fenilacrilic) C9H8O2,C6H5CH-CHCOOH) mass mol.148,15).

[Image: Benzylaceton%20C6H5-CH2COCH3.jpg?m=1470769473]
Benzylaceton C6H5-CH2COCH3

Đặc điểm nổi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Lọai trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ … mà trầm hương có các tên gọi khác nhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh …

[Image: C%C3%A2y%20Tr%E1%BA%A7m%20trong%20thi%C3...1470769704]
Cây Trầm trong thiên nhiên

Trầm hương lấy ra từ cây dó, tên khoa học là AGUILURIA hay tên giao dịch quốc tế là AGARWOOD – EAGBWOOD. Đặc biệt nỗi bật của Trầm hương khi chưa đốt hoặc đốt mà lượng dầu lớn hơn 25% đều tỏa mùi thơm đặc biệt. Nếu lượng dầu cao hơn bỏ vào nước sẻ chìm, căn cứ vào mức độ dầu nhiều hay ít, màu sắc, hương vị, hình dáng, xuất sứ mà Trầm hương có những tên gọi khác nhau như: (Trầm mắt tử, Trầm mắt đảo, Trầm sánh, Trầm bông, Trầm da báo, Trầm điệp, Trầm trai, Trầm kiến xanh, Trầm kiến lọn, Trầm sanh hay Trầm rục) và giá cả cũng khác nhau vì vậy được xếp thành 3 hạng:

– Hạng nhất: Kỳ Nam hay còn gọi là Kỳ. Là loại Trầm hương có phẩm cấp cao nhất, hương thơm nhẹ, mềm và dẻo. Khi nếm có đủ vị chua cay, ngọt đắng, tỏa mùi thơm. Khi đốt khói màu xanh bay thẳng lên không trung, hương thơm đặc biệt, cho nên Kỳ Nam được chia làm 4 loại:

Loại 1: Bạch Kỳ màu trắng ngà xám, loại vô cùng quý hiếm (vô giá)
Loại 2: Thanh Kỳ sắc xanh, xám ánh lục
Loại 3: Huỳnh Kỳ sắc vàng sẩm, vàng nâu
Loại 4: Hắc Kỳ sắc đen chàm hắc ín

Theo sách xưa xếp loại nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc.

– Hạng hai: là loại Trầm hương ít dầu, hương nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm. Khói màu trắng, bay quanh rồi tan nhanh. Theo phẩm cấp được xếp thành 6 loại.

– Hạng ba: là hàng tóc, được chia làm 4 loại: Tóc đỉa, tóc dây, tóc hương và tóc ri.

[Image: K%E1%BB%B3%20Nam%201.jpg?m=1470769600]
[Image: K%E1%BB%B3%20Nam.jpg?m=1470769623]
Kỳ Nam

Theo TS Lê Công Kiệt, GS Sinh Thực – Đại học Khoa Học Sài Gòn, tiêu chuẩn đánh giá trầm hương thường đựa vào : Nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cở, màu sắc, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết và loài cây dó tạo ra trầm hương.

Trong giao dịch mua bán, việc phân loại trầm hương phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm, đồng thuận, thông qua hành vi trực tiếp của con người như nhìn, sờ, gọt, bấm, đốt, nếm, ngửi …

Công dụng của trầm hương

Trầm hương được biết từ hơn 2.000 năm trước, có rất nhiều công dụng:

* Trầm hương là dược liệu quý.

– Theo Đông y, trầm hương là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn, vào ba kinh: tì, vị, thận; có tác dụng dáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyển, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, thổ huyết, khó thở, kích dục …

Theo Lê Trần Đức trong cuốn ” Thân thế và sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông ” (1971) thì từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên nhân dân ta đã dùng trầm hương để phòng bệnh, chữa bệnh.

Vào thế ký thứ XIV, trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về trầm hương: ” Vị cay, khí rất thơm, tính ấm, thông quan, trị phong độc, trúng độc, trừ tà, ấm dạ dày, bổ nguyên dương, tiêu hoá “.

Trong tác phẩm Lĩnh Nam bản thảo (quyển thượng và quyển hạ) thuộc bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh của Hai Thượng Lãn Ông cũng như trong cuốn ” Tủ thuốc nhân dân ” (1953 – 1954) của Võ Văn Hưng ; ” Việt Nam dược vật thực dụng ” (1957) của Đỗ Phong Thuần; ” Đông y gia truyền ” (1957) của Lê Văn Khuyên; ” Dược liệu Việt Nam ” (1978); ” Y học Cổ truyền dân tộc ” ( tập II – 1985) của Trường Đại học Y dược Hà Nội ; ” Hiểu biết cơ bản về phương dược theo Y học cổ truyền ” (1983) của Nguyễn Trung Hoà; ” Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” (tái bản năm 2004) của Đỗ Tất Lợi và nhiều tài liệu khác về dược liệu, đông y, đều cho trầm hương là dược liệu qúy, sử dụng trong hàng trăm bài thuốc y học cổ truyền, chữa bịnh rất hiệu nghiệm.

– Theo Tây y, trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh như bệnh về tim mạch (suy tim, đau ngực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh …), bệnh về tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết niệu (bí tiểu tiện). Đặc biệt có thể dùng trầm hương để chữa trị ung thư tuyến giáp.

Tính chất đặc biệt của tinh dầu trầm hương

Tinh dầu được chiết suất từ trầm hương hoặc từ gỗ cây dó đã tạo trầm hương, là chất lỏng sánh, nhớt, dẻo, màu vàng hoặc màu hổ phách, có mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu tốt được chiết suất từ trầm hương lọai tốt và ngược lại. Tuy nhiên, những cây dó bầu sinh trưởng lâu năm (hơn 10 măm trở lên) có thể cho tinh dầu, nhưng chất lượng thấp.

[Image: Tinh%20d%E1%BA%A7u%20tr%E1%BA%A7m%20h%C6...1470769526]

Tinh dầu có giá trị đặc biệt là dùng làm chất định hương (giữ cho hương thơm lâu và đậm mùi), được sử dụng cho sản xuất các loại chất thơm, các loại nước hoa, mỹ phẩm cao cấp, đắt tiền và có tính chất huyền bí, linh thiêng đối với một số tôn giáo, nhất là đối với Hồi giáo.

Mùi thơm của tinh dầu trầm hương vừa phảng phất mùi của đinh hương, vừa có mùi thơm của hoa hồng. Nhờ có tinh dầu trầm mà các hoá mỹ phẩm toát ra mùi thơm êm dịu và quyến rũ bậc nhất. Các loại phấn sáp, các loại kem, các loại nước hoa có tinh dầu trầm là một hợp chất rất huyền dịu, có khả năng làm biến đổi những đặc tính bên ngoài và bên trong của làn da như xoá vết nám, vết mụn, vết tàn nhang … làm cho lổ chân lông mở ra hay hẹp lại theo sự thay đổi của khí chất mà không tạo ra những phản ứng phụ cho da.

Sử dụng hoá mỹ phẩm có tinh dầu trầm làm cho da dẻ mát dịu, con người thêm tươi tắn, hưng phấn, vì thế chúng được xem như là người bạn vĩnh hằng của sắc đẹp.

Tính hấp dẫn của hương trầm

Trầm hương có tính chất cháy cao, khi đốt tỏa mùi rất thơm và được cho là hương thơm hữu ích bật nhất. Nhiều nước phương Đông có tập quán đốt trầm hương hoặc nhang sản xuất từ trầm hương trong dịp cúng lễ tổ tiên, đất trời, thần thánh; đốt
trầm hương để chữa bệnh, trừ tà, tạo sự may mắn, hưng phấn. Một số tôn giáo đốt trầm hương trong các nghi lễ được xem là vật giao lưu truyền cảm giữa con người của thế giới thực tại với thế giới thần linh.

Từ thời cổ xưa đến thế giới ngày nay, trong các cung điện, đền đài nguy nga tráng lệ, các chùa chiềng, thánh thất, đình miếu … đốt trầm hương được coi là hình thức dâng cúng linh thiêng cao quý nhất. Ở Nhật Bản ngày xưa cũng như ngày nay, sử dụng trầm hương là thể hiện nét thẩm mỹ, quyền lực kinh tế và chính trị.

Thế kỷ thứ II sau công nguyên, người xưa dùng trầm hương lót ở đáy giếng (giếng vuông) khi xây kinh đô Champa ở Trà Kiệu, (Quảng Nam), đến khi giới khảo cổ phát hiện vẫn còn mùi thơm.

Trầm hương được nhắc đến như một vật phẩm quí giá, dùng trong các nghi lễ tôn giáo xua đuổi tà ma, là Thần Mộc được trưng bày ở nơi chính điện. Ngoài công dụng phong thủy, Trầm hương còn là thuốc chữa bệnh: Phòng bệnh ung thư, sáng mắt, cường dương, làm dịu vết thương do côn trùng cắn, sát khuẩn, chữa hen suyễn, đau ngực, buồn nôn, giải stress.

[Image: Tr%E1%BA%A7m%20h%C6%B0%C6%A1ng%20th%C3%A...1470769545]
Trầm hương thành phẩm

Ngoài ra tinh dầu Trầm hương được chế biết thành nước hoa, khi dùng hương Trầm lòng người trở nên thánh thiện hơn.

Vì vậy, do giá trị quá lớn của Trầm hương vào nhưng năm 1982, hàng ngàn người dân đổ lên rừng tìm Trầm nhằm mục đích đổi đời, đã không ít người nằm lại nơi rừng sâu.

Trồng cây Dó, tạo trầm hương

Những năm cuối thập niên 80 của thề kỷ XX, một số người chuyên khai thác trầm hương (dân điệu) ở Tiên Phước (Quảng Nam), Hoài Ân (Bình Định)…đã đưa cây dó bầu từ rừng tự nhiên về trồng ở vườn nhà . Sau đó vài ba người đã mày mò tạo trầm hương trên cây dó, bước đầu có kết quả. Từ đây cây dó được trồng rãi rác ở các tỉnh miền Trung và một số dự án, đề tài nghiên cứu về cây dó và trầm hương được khởi động, trong đó một số đề tài nghiên cứu đáng lưu ý như: Biện pháp gây tạo giống cây dó; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành trần hương trên cây dó; kỹ thuật tạo trầm hương trên cây dó (1987 – 2000) của Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Đặc Sản thuộc Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam và dự án sản xuất cây giống, tạo trầm trên cây dó (2001 – 2006) của Tổ chức Rừng Nhiệt Đới (TRP).

Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn trồng cây dó bầu tạo trầm hương, khỏang ba bốn năm lại đây, qua thông tin từ các cuộc hội thảo, từ các báo, đài, từ các tổ chức và cá nhân, đã tác động đến nhiều người (nghe hiệu quả kinh tế cao), làm dấy lên phong trào trồng cây dó bầu khắp các miền trong cả nước, tập trung chủ yếu là khu vực miền Trung, miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Theo ghi nhận của Hội Trầm Hương Việt Nam, diện tích trồng cây dó bầu cả nước hiện nay khoảng 15.000-18.000 ha (tương ứng với 15 – 18 triệu cây dó từ 1 măm tuổi trở lên). Nơi có diện tích trồng cây dó bầu nhiều nhất là Hà Tĩnh khoảng 3.000 ha, Bình Phước khoảng 1.000 ha.

Những mô hình và phương thức trồng cây dó bầu phổ biến hiện nay là trồng phân tán, trồng xen trong với các lọai cây khác (phần lớn thuộc hộ gia đình, quy mô rất nhỏ); trồng tập trung thuần lọai (phần lớn thuộc các Cty tư nhân, chủ các trang trại, quy mô từ 2ha trở lên). Các mô hình khác như trồng làm giàu rừng (phòng hộ, sản xuất), hợp tác trồng giữa hộ gia đình với doanh nghiệp… có, nhưng chưa nhiều. Đã có một vài dự án trồng cây dó bầu, tạo trầm, chế biến xuất khẩu được triển khai gần đây, nhưng quy mô không lớn.

Thực tiễn cho thấy, phương thức trồng xen cây dó bầu với cây lấy quả, cây lấy gỗ là phù hợp nhất; trồng tập trung thuần lọai chỉ nên áp dụng đối với những nơi có điều kiện về nguồn nước tưới và vốn đầu tư nhiều.

Lòai cây trồng phổ biến hiện nay là dó bầu và dó me (chủ yếu là dó bầu), được tạo bằng phương pháp gieo hạt. Nguồn cung cấp hạt giống là những cây dó bố mẹ còn lại trong rừng tự nhiên và từ một số cây trồng vào thập niêm 80, 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất giống cây là của tư nhân, hạt giống thu hái từ những cây chưa tuyển chọn đầu dòng hoặc cây chưa thành thục sinh dục, kỹ thuật gieo ươm hạn chế, làm cho chất lượng giống cây còn những điều đáng lo ngại.

Cây dó trồng đã xuất hiện một số lòai sâu gây hại, chủ yếu là sâu ăn lá, thường diễn ra vào mùa khô, trên những cây vài năm tuổi trở lên. Một số bệnh như nấm trắng, nhất là bệnh thối vỏ quanh gốc cây thường diễn ra vào cuối mùa mưa, gây héo lá, chết cây từ 3-4 năm tuổi trở lên và bệnh này có hiện tượng lây lan. Sâu ăn lá và nấm trắng đã có thuốc chữa trị, nhưng bệnh thối vỏ quanh gốc cây, hiện nay chưa tìm ra tác nhân gây bệnh và chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho cây là chọn đất, giống và chế độ canh tác thích hợp.

Con người đã khai thác và sử dụng trầm hương từ hàng ngàn năm qua, nhất là vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, nạn khai thác có tính chất tàn phá, làm cho loài cây tạo ra trầm hương có nguy cơ bị tuyệt chủng. G.S. Phạm Hoàng Hộ trong sách “Thực vật ở đảo Phú Quốc” (1985) đã viết: Người “ăn” trầm của chúng ta bây giờ không có kinh nghiệm như người xưa và đốn bừa bãi tất cả những cây dó, nên cây dó có hiểm hoạ bị tận diệt. Chúng ta cần phải khẩn cấp gây trồng cây dó để giữ giống và nghiên cứu cho nhiễm nấm để tạo trầm.

 

CapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCapheCaphe

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Xuân Bá, 2007. Thị trường trầm hương. Kỷ yếu Hội thảo Cây Dó bầu và Trầm hương thực
trạng và định hướng phát triển. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 88-114.
2. Lã Đình Mỡi và các cộng tác viên. 2007. Nhóm cây cho dầu nhựa – Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam.
Tháng 6/2007, trang 812-818.
3. Nguyễn Huy Sơn, 2011. Nghiên cứu đánh giá thực trạng và phát triển bền vững cây Dó trầm
(Aquilaria spp.). Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ, Hà Nội.
4. Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, 2007. Quyết định về việc cấp phép khai thác cây Dó trầm đã được tạo
trầm bằng phương pháp nhân tạo tại tiểu khu 133 năm 2007 của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh ký
ngày 12/12/2007.
5. http://www.tramhuongvietnam.com/thongtinmoi17.htm.
6. http:www.fao.org/DOCREP/004/y3660e/3660e04.htm.
7. http:www.customs.gov.vn.
8. Allison, Steven, D.,LeBauer, David, S. Ofrecio, M. Rosario, Reyes, Randy, Ta, Anh-Minh, Tran, M. Tri, 2009. Low levels of nitrogen addition stimulate decomposition by boreal forest fungi. Soil Biology and Biochemistry, 41(2): 293-302. Arsat, S., 2008. Enzymatic-enhanced production of gaharu oil: Effect of shaking speed and water/gaharu ratio. Unpublished degree dissertation.

 Comment 
  • Page 5 of 10
  • « First
  • «
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • »
  • Last »

Họp Mặt SPKT-TD Canada Hè 2012

Canada Tình Nồng

Diễn Đàn và Trang nhà Bạn

  • ĐHSPKT Thủ Đức Archived (nhà cũ)
  • Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt – VAHF
  • Diễn đàn ĐHSPKT Thủ Đức
  • Home
  • Diễn Đàn ĐHSPKT-TĐ
  • ĐHSPKT-TĐ-Archived
  • Hình ảnh Trường xưa
  • About Us
  • Guest Book

©2012-2018 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức | Powered by WordPress with Easel | Subscribe: RSS | Back to Top ↑